7 sai lầm khiến đào tạo nội bộ thất bại

7 sai lầm khiến đào tạo nội bộ thất bại

           Nhân lực là yếu tố cốt lõi để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Để xây dựng một đội ngũ nhân lực vững vàng về kỹ năng, kinh nghiệm và có thái độ tích cực, nỗ lực cống hiến vì doanh nghiệp không chỉ là mục tiêu mà còn là yêu cầu cực kỳ quan trọng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đào tạo, phát triển tiềm năng nhân lực không chỉ là nỗ lực độc lập từ một phía doanh nghiệp mà luôn cần sự hợp tác, tinh thần học hỏi từ nhân viên. Trong bối cảnh các chương trình đào tạo nội bộ được doanh nghiệp tổ chức nhiều nhưng chưa đạt được hiệu quả thực sự. Hãy cùng HRDC tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Tại sao doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo nội bộ?

          Đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp thường đã trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tương đối bài bản trước khi bắt đầu làm việc chính thức tại một doanh nghiệp. Tuy nhiên, các bài học tại giảng đường mang tính lý thuyết là chưa đủ để áp dụng vào quá trình thực tiễn khi làm việc. Vì vậy, để “chất lượng hóa” nguồn nhân lực, các doanh nghiệp thực sự cần có sự đào tạo chuyên môn và bài bản hơn.
         Theo một báo cáo được công bố bởi Mettl, việc nhân viên không sẵn lòng tham gia các chương trình đào tạo là một trong những thách thức lớn mà bộ phận quản lý nhân sự, quản lý đào tạo cần vượt qua. Để biết chính xác sự thất bại của các chương trình đào tạo nội bộ nhân viên có nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục, doanh nghiệp sẽ cần một thống kê chi tiết về tất cả các yếu tố liên quan làm cho buổi đào tạo nhân viên thành công.

       1.  Công tác khảo sát nhu cầu đào tạo chưa hiệu quả.

         Khảo sát nhu cầu đào tạo là công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ. Tuy nhiên, có một sai lầm trong đào tạo khá phổ biến chính là việc doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả công tác đánh giá, khảo sát nhu cầu đào tạo.
           Nhân viên/Học viên là người trực tiếp tiếp nhận kiến thức và ứng dụng thực tế trong phạm vi công việc nên việc thu thập thông tin về nhu cầu, mong đợi của họ là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của chương trình đào tạo. Điều này dễ dấn đến nhiều nhân viên tham gia vào      khóa đào tạo nội bộ do yêu cầu, chính sách bắt buộc của doanh nghiệp nhưng không hiểu rõ tầm quan trọng của khóa học và tác động của việc học đến kỹ năng và sự phát triển của họ. Do đó, nhân viên khi tham gia lớp học với tâm thế gượng ép, không chủ động mở rộng cánh cửa học tập, thụ động trong các hoạt động khiến việc học trở nên thiếu hiệu quả.

        2. Nội dung chương trình đào tạo kém thu hút học viên.

        Nếu không phải một buổi đào tạo bắt buộc thì yếu tố chính thúc đẩy nhân viên tham gia các buổi đào tạo suy cho cùng chính là nội dung được truyền tải. Chính vì vậy, bộ phận nhân sự phải đảm bảo rằng các nội dung đào tạo mà bạn đang sử dụng phải rõ ràng, chi tiết và cung cấp giá trị hữu ích với đối tượng tham gia. Điều này một lần nữa chứng minh tầm quan trọng của quá trình khảo sát nhu cầu đào tạo.
        Nội dung khóa học chỉ thực sự có sức hấp dẫn với người học khi họ đang thiếu sót hoặc vướng mắc về kỹ năng, lĩnh vực đó. Vậy nên, “bắt đúng mạch” của học viên là một yêu cầu với công tác đào tạo.
       Bên cạnh đó, việc truyền thông, quảng bá tầm quan trọng của nội dung khóa học, ý nghĩa thu nhận được và giảng viên giảng dạy cũng là một yếu tố các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khi tiến hành các dự án đào tạo để thu hút nhân viên.
7 sai lầm khiến đào tạo nội bộ thất bại
       

         3. Chương trình đào tạo thiếu liên kết với công việc.

        Nội dung khóa học là yếu tố cốt lõi, tác động trực tiếp đến chính học viên. Do đó, nếu nội dung khóa học không thống nhất và không liên quan đến thực tiễn công việc, kỹ năng cần phát triển sẽ khiến họ đánh mất niềm tin vào các buổi đào tạo tiếp theo.
       Nội dung khóa học được đánh giá cao không chỉ nằm ở việc cung cấp kiến thức đơn thuần mà cần chuyển biến các kiến thức đó thành các phương pháp, công thức, công cụ dễ dàng tiếp nhận, tiếp thu, ứng dụng và đo lường hiệu quả. Kiến thức được sử dụng trong các nội dung đào tạo phải là thông tin chính thống, có nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng và chi tiết.
        Ngoài ra, việc kết hợp giữa nội dung khóa học với các đánh giá thường xuyên để đánh giá kiến thức học viên đã tiếp thu, linh hoạt liên kết hoạt động nhóm và cá nhân học viên cũng là một giải pháp cần được lưu ý.

       4. Các buổi đào tạo nội bộ không nhất quán.

         Tính nhất quán là rất quan trọng đối với sự thành công của các chương trình đào tạo. Nếu doanh nghiệp đã lên kế hoạch cho nhiều khóa đào tạo trong một khoảng thời gian cụ thể thì cần đảm bảo rằng tất cả các buổi đó đều tuân theo một quy trình nhất quán.
        Bởi vì nếu không có sự nhất quán, sẽ dẫn đến tình trạng chương trình đào tạo có lượng thông tin khổng lồ trong khi các buổi khác thì không. Tình trạng này rất dễ bắt gặp trong các phương pháp đào tạo nhân viên mới của doanh nghiệp.
         Trên thực tế, nhân viên thường không thể tiếp thu tất cả các nội dung trong một buổi đào tạo duy nhất. Quá nhiều thông tin được chia sẻ trong một buổi đào tạo nhân viên sẽ tạo ra một áp lực khó tiếp thu và khiến họ nảy sinh cảm giác bài trừ.

          5. Sự thiếu vắng của công nghệ/kỹ thuật liên quan.

         Sai lầm trong đào tạo thứ năm được đề cập đến chính là việc sử dụng các công cụ hoặc ứng dụng công nghệ phù hợp là điều cần thiết cho một chương trình đào tạo nội bộ hiệu quả. Vì thế, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các khóa đào tạo cho nhân viên của mình không thể thiếu vắng các công nghệ hỗ trợ nhằm thu hút sự chú ý cũng như tương tác của nhân viên.
         Công nghệ có sức mạnh to lớn khi có thể biến đào tạo từ nhàm chán trở nên hào hứng ngay cả với một người hướng dẫn trung bình. Để các chương trình đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các nội dung đa dạng từ hình ảnh, video, gif với ý tưởng độc đáo, mới mẻ…đến các hình thức nội dung sáng tạo khác như Gamification vào các buổi đào tạo nhân viên để khơi dậy sự hào hứng tham gia của họ.
7 sai lầm khiến đào tạo nội bộ thất bại

         

         6. Văn hóa học tập doanh nghiệp không được chú trọng.

        Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố luôn song hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển. Văn hóa doanh nghiệp được coi là linh hồn doanh nghiệp, là tập hợp của các yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh và các khía cạnh hàng ngày của giao tiếp, tương tác, tạo ra văn hóa lan tỏa đến cách mọi người làm việc. Trong phạm vi văn hóa doanh nghiệp, văn hóa học tập luôn là yếu tố cần được đẩy mạnh để xây dựng nền tảng doanh nghiệp bền vững. Tuy nhiên,  xây dựng văn hóa học tập trong nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức.
         Việm lý ngại học hỏi, lười hoạt động của nhân viên. Từ đó tác động lớn đến hiệu quả những chương trình đào tạo phát triển cần đạt được.c doanh nghiệp không phát triển văn hóa học tập ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần tích cực học hỏi của đội ngũ nhân lực, tạo nên sức ì, tâm lý của người học. 

       7. Áp lực trong việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

         Một thực trạng khá đáng buồn hiện nay là nhiều doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến đào tạo, huấn luyện và thực hiện đào tạo khi trong nội bộ doanh nghiệp xảy ra vấn đề hoặc có sự cố xảy đến với doanh nghiệp. Do đó, khi tiến hành các chương trình đào tạo, nhiều doanh nghiệp đặt ra mục tiêu, kết quả mà nhân viên phải đạt được sau khóa học và ứng dụng ngay vào thực tiễn công việc. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo ra áp lực khiến học viên không tiếp nhận kiến thức hiệu quả.
Ngoài ra, anh, chị có thể tham khảo thêm bài viết:
HRDC sưu tầm và chia sẻ.
Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo tại Misa.vn
CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC
  • Địa chỉ: Dolphin Plaza – 28 Trần Bình – P. Mỹ Đình 2 – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

Tin liên quan

Hrdc Logo Web

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.