10 sai lầm phổ biến khi đưa ra quyết định

10 sai lầm phổ biến khi đưa ra quyết định

        Cùng HRDC trải nghiệm những tình huống dưới đây:

         Nhóm quản lý cấp cao của một tổ chức đã quyết định chuyển văn phòng công ty sang địa điểm mới.

         Không cần tham khảo bất kỳ bên liên quan quan trọng nào trong công ty, họ đã tìm được một văn phòng mới ở con phố khác, nơi họ tin rằng sẽ phù hợp hơn với nhu cầu của tổ chức và đã ký hợp đồng thuê. Tuy nhiên, nhóm này chưa tính tới việc liệu vị trí mới này có phù hợp với nhân viên hay không và kết quả trở nên rõ ràng sau khi quyết định được đưa ra là không.

        Văn phòng đã ở vị trí hiện tại trong nhiều năm – hầu hết nhân viên đều thuê trọ cũng như ở gần đây và đi làm rất thuận tiện. Khi địa điểm mới ở rất xa, không có các tuyến đường giao thông công cộng phổ biến, nhiều người quyết định nghỉ việc. Nó gây ra rất nhiều gián đoạn, năng suất và tinh thần làm việc của nhân viên ở lại giảm mạnh.

         Ví dụ này cho thấy bỏ qua một yếu tố nào đó trong quá trình ra quyết định có thể gây ra hậu quả lớn tới doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta xem xét 10 lỗi ra quyết định phổ biến, không theo thứ tự cụ thể và chúng tôi đưa ra một số hiểu biết và công cụ giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình.

Sai lầm 1: Trì hoãn, chần chừ.

         Khi bạn dời lại việc đưa ra quyết định và làm việc khác, ít quan trọng hơn hoặc tìm tới phiền toái như đi pha cà phê, gọt hoa quả,… có lẽ bạn đang trì hoãn. Không đưa ra quyết định có thể khiến tình hình trở nên trầm trọng thêm – né tránh không khiến nó biến mất!

         Một chiến lược là cho bản thân một “cửa sổ” nhỏ thời gian để bắt đầu giải quyết vấn đề. Những người trì hoãn thường không biết bắt đầu từ đâu và thấy bị áp đảo, nhưng chia nhỏ chúng thành các khối thời gian có thể quản lý giúp bạn giảm áp lực “phải làm mọi thứ”. Kỹ thuật Pomodoro là một phương pháp dễ sử dụng giúp bạn tập trung vào một nhiệm vụ và đem lại hiệu quả hơn.

         Sai lầm 2: Hoặc thành công hoặc thất bại

          Bạn thử nghĩ lại một quyết định quan trọng khiến bạn cảm thấy mọi thứ đè nặng trên vai mình và khiến bạn nghĩ rằng lựa chọn sai lầm có thể dẫn tới thành công hoặc thất bại, một mất một còn?

          Chúng ta hầu như đã từng trong tình huống này, cho dù là quyết định nhận một công việc mới, ra mắt một sản phẩm mới hoặc mua một ngôi nhà mới. Trong khi nó có vẻ như là quyết định lớn nhất cuộc đời bạn khi đó, tự hỏi bản thân xem lúc này bạn nghĩ sao về nó. Bằng cách đóng khung cách nhìn nhận các quyết định, chúng ta có được quan điểm mới về các lựa chọn.

         Một cách tiếp cận là suy nghĩ về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu bạn lựa chọn sai. Trong một số trường hợp, khi có sự tham gia của mọi người hoặc một khoản tiền lớn, một quyết định tồi tệ có thể là một thảm họa thực sự – bạn cần cẩn thận khi tìm hiểu rủi ro và hậu quả có thể xảy ra. Nhưng trong nhiều tình huống, trường hợp xấu nhất thực sự không tồi tệ như bạn nghĩ; và thậm chí nhờ nó, bạn có một bài học quý giá cho bản thân.

Businesswoman Working On A Laptop, Overworking, Under Pressure

           Sai lầm 3: Không có hệ thống khi đưa ra quyết định.

            Khi cần đưa ra một quyết định quan trọng, chẳng hạn như ra mắt một sản phẩm mới hay phát triển một sản phẩm hiện tại, bạn đi theo cảm giác quen thuộc hay bạn tính toán số liệu từng lựa chọn?

             Đưa ra quyết định có thể thú vị và căng thẳng, do đó, để khách quan, bạn cần sử dụng một cách tiếp cận có cấu trúc. Một quá trình hợp lý và có trật tự giúp bạn xem xét tất cả các yếu tố quan trọng cần thiết.

           Cách tiếp cận ra quyết định 7 bước xem xét là làm thế nào bạn tạo ra môi trường mang tính xây dựng, có sự kiểm tra kỹ càng và tạo ra các lựa chọn thay thế tốt. Phương pháp này cũng chỉ ra làm thế nào khám phá các lựa chọn để từ đó đưa ra lựa chọn đúng, làm thế nào đánh giá kế hoạch của bạn và những điều cần xem xét khi truyền thông quyết định của bạn.

          Sai lầm 4: Không xem xét các quan điểm khác nhau.

           Nhiều người vội vã đưa ra các quyết định, đặc biệt là thời hạn đến gần hay khi phải chịu áp lực. Nhưng thay vì đưa ra quyết định nhanh chóng, bạn cần xem xét một loạt các quan điểm khác nhau.

         Trước khi cố gắng giải quyết một vấn đề quan trọng, sử dụng checklist CATWOE hãy cân nhắc về một loạt các yếu tố và các bên bị ảnh hưởng, từ đó bạn có cái nhìn tổng quan hơn. Bằng cách xem xét 6 yếu tố này, bạn có các quan điểm khác nhau, từ đó đưa ra quyết định toàn diện hơn.

        Khi đã có một cái nhìn tổng quan về vấn đề, công cụ như ORAPAPA và các vị trí cảm nhận giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ các quan điểm khác nhau, từ đó xác định các yếu tố mà có thể bạn đã không xem xét.

         Sai lầm 5: Không xem xét các bên liên quan

         Khi đưa ra quyết định quan trọng ảnh hưởng đến người khác, bạn cần có sự tham gia các bên liên quan chính. Họ sẽ có những hiểu biết và thông tin ảnh hưởng đến các lựa chọn bạn đưa ra và điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn. Hơn nữa, có sự tham gia của họ giúp bạn thực hiện quyết định về sau dễ dàng hơn.

          Yêu cầu họ đưa ra ý tưởng và khuyến khích họ suy nghĩ sáng tạo. Các công cụ như Quy trình Charette và Brainstorming vòng tròn là những cách tuyệt vời để tạo ra ý tưởng mới.

           Sai lầm 6: Tránh tư duy tập thể và Thiên kiến xác nhận.

        Mặc dù cần thiết xem xét các bên liên quan, đặc biệt khi quyết định bạn đưa ra ảnh hưởng tới họ, bạn cần nhận thức được tư duy tập thể. Đó là khi mong muốn đồng thuận theo nhóm vượt qua mong muốn đưa ra lựa chọn thay thế, phê bình một vị trí hoặc thể hiện quan điểm không được ưa chuộng.

        Tư duy tập thể không giúp bạn đưa ra quyết định tốt và giải quyết vấn đề, bởi có thể bạn không thể xem xét tất cả các lựa chọn một cách kỹ lưỡng. Để tránh điều đó, bạn cần có một quy trình nhằm kiểm tra các giả định cơ bản đằng sau quyết định của nhóm. Ví dụ: Nấc thang suy luận giúp bạn xác định quá trình tư duy để đưa ra quyết định nhóm, đảm bảo chúng hoàn toàn có cơ sở.

         Có nhiều ảnh hưởng tâm lý khiến chúng ta dễ bị ảnh hưởng khi ra quyết định, khiến chúng ta hành động một cách vô lý. Chúng bao gồm khuynh hướng nhảy tới kết luận (neo), mong đợi các sự kiện trong quá khứ ảnh hưởng đến tương lai (lối ngụy biện của con bạc) và đổ lỗi cho người khác khi mọi thứ đi sai hướng, thay vì quan sát khách quan về tình huống. 

         Sai lầm 7: Quá tự tin khi đưa ra quyết định nào đó.

           Nhiều người nghĩ rằng bản thân khách quan và công bằng và chúng ta xem xét tất cả các thông tin có sẵn để đưa ra kết luận về một vấn đề. Tuy nhiên, thật dễ dàng đưa ra quyết định tồi tệ nếu bạn quá tự tin với kiến ​​thức của mình, đặc biệt nếu mọi người nghĩ bạn là một “chuyên gia”.

          Mọi người thường tạo danh tiếng chuyên môn và phán đoán tốt bằng cách cẩn  thận và có phương pháp trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, họ có thể bị chính điều này ảnh hưởng khi trở nên quá tự tin, dựa ít hơn vào phân tích và nhiều hơn vào “cảm giác” – đó là nơi sai lầm xuất hiện.

          Nếu quá tin tưởng vào ý kiến ​​của mình, bạn có thể gặp phải tình trạng thiên vị, chủ quan. Đây là khi bạn tìm kiếm thông tin hỗ trợ cho niềm tin hiện có của mình và từ chối dữ liệu đi ngược lại với nó. Điều này có thể dẫn bạn đến quyết định tồi tệ.

         Trong khi “tin vào bản thân” đôi khi đúng đắn, bạn cần đảm bảo linh cảm của mình dựa trên thông tin  được thu thập một cách có hệ thống. Để cải thiện việc ra quyết định, hãy xem xét các nguồn thông tin bạn thường sử dụng khi đưa ra quyết định và tích cực tìm kiếm những điều mới.

10 Sai Lam Pho Bien Khi Dua Ra Quyet Dinh Hrdc

          Sai lầm 8: Không suy nghĩ tới hậu quả.

          Đôi khi chúng ta khó đưa ra quyết định vì lo lắng tới hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, một số người quên xem xét xem hậu quả trong tương lai và thay vào đó tập trung vào hiện tại.

          Một cách để thể hiện các lựa chọn và tìm hiểu các kết quả có thể có của chúng là bằng cách tạo cây quyết định. Tạo cây quyết định có nghĩa là bạn tìm hiểu kỹ tác động tiềm ẩn của một quyết định và tính toán rủi ro và phần thưởng tiềm ẩn của các lựa chọn thay thế theo cách giúp bạn dễ dàng diễn giải kết quả.

          Bạn cũng có thể thực hiện phân tích kịch bản, giúp bạn suy nghĩ về những thay đổi có thể có trong tương lai. Cho phép bạn đưa ra quyết định trong bối cảnh tương lai khác nhau và xác định những điều có thể xảy ra hoặc ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định của bạn. Bằng cách lên kế hoạch và quyết định dựa trên các tình huống có thể xảy ra nhất, bạn có thể tin tưởng, ngay cả khi hoàn cảnh thay đổi.

             Sai lầm 9: Không truyền thông hiệu quả.

            Nghe thì có vẻ rõ ràng, nhưng khi quyết định của bạn ảnh hưởng đến người khác, bạn cần nói với họ. Một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà mọi người phạm phải là không thông báo quyết định một cách kịp thời hoặc thích hợp và gây ra tin đồn lan truyền trong nhóm, tổ chức.

            Xem xét ai bị ảnh hưởng bởi quyết định của bạn. Thông tin nào họ cần và bạn có thể truyền thông nó bằng cách nào hấp dẫn và thú vị không? Nếu quyết định có tác động đáng kể hoặc nếu bạn đang trong cuộc khủng hoảng, cách tốt nhất là nói với từng cá nhân.

            Áp dụng cách tiếp cận khác với những người không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định, nhưng vẫn quan tâm tới kết quả của nó. Đối với đối tượng rộng hơn này, bạn có thể đưa ra một bản tóm tắt về quyết định, có thể bằng email. Họ cần ít chi tiết hơn so với các bên liên quan chính, nhưng vẫn cần cung cấp một số thông tin cơ bản, chẳng hạn như nó ảnh hưởng tới họ ra sao. Bài viết quản lý các bên liên quan giúp bạn suy nghĩ về điều này.

             Sai lầm 10: Thực hiện bất chấp.

           Không ai thích việc thừa nhận đã đưa ra quyết định sai lầm, đặc biệt là khi bạn chiến đấu để đạt được nó hay khi liên quan tới chính trị, cảm xúc, đạo đức hay tài chính. Thật không may, một trong những cạm bẫy mà một số người rơi vào là “leo thang” cam kết của họ, xa hơn nhiều so với người đưa ra quyết định hợp lý sẽ làm.

         Mọi người làm vậy chủ yếu bởi vì họ bám vào cái nhìn quá lạc quan về tương lai, với hy vọng rằng quyết định ban đầu họ đưa ra sẽ đúng. Điều này có xu hướng xảy ra khi họ đã đầu tư rất nhiều cảm xúc vào công việc và “dừng lại” có nghĩa họ thừa nhận bản thân không làm tốt.

           Khi cân nhắc xem liệu có nên đưa ra quyết định hay không, bạn cần nhận ra rằng thời gian và tiền bạc bỏ ra cho dự án là “chi phí chìm” mà bạn không thể phục hồi và bạn cần đặt chúng sau mục đích đưa ra quyết định. Bạn cần khách quan, xem xét các sự kiện trước mắt và cố gắng giữ cảm xúc khỏi nó.

HRDC rất mong những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết tại:

 

HRDC sưu tầm/chia sẻ.

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Dolphin Plaza – 28 Trần Bình – P. Mỹ Đình 2 – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

Tin liên quan

Hrdc Logo Web

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.