Mô hình CIPP trong đánh giá hiệu quả sau đào tạo

       
     Mô hình CIPP do L.D. Stafflebeam đề xuất và được cấu thành từ đánh giá bối cảnh (Context), đánh giá đầu vào (Input), đánh giá quá trình (Process) và đánh giá sản phẩm (Product).

1. Khái niệm mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo CIPP.

          Mô hình đánh giá CIPP do Stufflebean đưa ra vào năm 1983 với mục tiêu giúp người đánh giá có được những thông tin cần thiết liên quan tới công tác đánh giá để đưa ra các quyết định có liên quan. Mô hình đánh giá CIPP khuyến khích các nhà giáo dục tham gia trực tiếp vào trong quá trình đánh giá và xem đâu là nội dung quan trọng của công tác đánh giá để từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp. Mỗi một chương trình đào tạo đều có một giá trị cốt lõi cho các chủ thể tham gia vào. Mô hình này sẽ tập trung vào bốn khía cạnh chính bao gồm mục tiêu, kế hoạch, hành động và kết quả đạt được của chương trình. Từ bốn khía cạnh trên sẽ dẫn tới bốn giai đoạn đánh giá khác nhau bao gồm: bối cảnh (Context), đầu vào (Input), quá trình (Process) và đánh giá sản phẩm (Product).

Mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo CIPP

2. Những chỉ số đo lường của Mô hình CIPP.

1. Đánh giá bối cảnh (Context).

           Đánh giá bối cảnh là đánh giá xem mục tiêu chương trình đào tạo có đạt được trong quá trình triển khai và sau khi hoàn thành chương trình đào tạo hay không? Mặt khác đánh giá xem mục tiêu chương trình đào tạo đã đem lại những giá trị phù hợp với bối cảnh giáo dục và nhu cầu xã hội hiện tại hay không? Mục tiêu chương trình đào tạo có đáp ứng được kì vọng của người học và phù hợp với nhu cầu của người học hay không? Mục tiêu đào tạo có rõ ràng, đáp ứng và đạt được khi chương trình đào tạo kết thúc không?

2. Đánh giá đầu vào (Input).

          Đánh giá đầu vào sẽ được đánh giá trên 2 góc độ chính bao gồm đánh giá nội dung chương trình và đánh giá cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hỗ trợ cho triển khai chương trình đào tạo.
    – Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp không thông qua những đánh giá xem chương trình đào tạo có đáp ứng được mục tiêu đào tạo đề ra; nội dung có đáp ứng được nhu cầu của người học không?
      – Trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập là được cung cấp đầy đủ và đáp ứng nhu cầu như lớp học. Trang thiết bị hỗ trợ có thể là các thiết bị về âm thanh, hình ảnh; thư viện và các nguồn tài liệu hỗ trợ học tập.

3. Đánh giá quá trình (Process).

           Đánh giá quá trình được đánh giá trên 03 góc độ chính bao gồm: Mức độ tham gia của người học vào chương trình đào tạo, Chiến lược giảng dạy – học tập, Mức độ người học tham gia vào các hoạt động nghiên cứu.
      – Mức độ tham gia của người học vào chương trình đào tạo: người học có chủ động tham gia trong suốt quá trình đi thực tập hay không? Người học có chủ động tham gia vào các hoạt động của lớp học hay không?
       – Chiến lược giảng dạy – học tập được sử dụng như thế nào? Phương pháp giảng dạy có phù hợp cho từng nội dung học phần hay không? Học theo nhóm có được tiến hành hiệu quả hay không? Người học có được đánh giá công bằng trong suốt quá trình tham gia chương trình hay không?
       – Người học có tham gia vào các hoạt động nghiên cứu hay không? Người học có được khuyến khích tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học hay không? Kỹ năng nghiên cứu của người học có được cải thiện trong suốt quá trình tham gia chương trình đào tạo?

4. Đánh giá đầu ra (Product).

         Đánh giá đầu ra được đánh giá trên 03 góc độ chính bao gồm: Đánh giá toàn diện chương trình; Năng lực của học viên sau khi tham gia chương trình; Ấn tượng của chương trình.
       – Đánh giá toàn diện về quá trình giảng dạy của giảng viên: bao gồm mức độ thỏa mãn của người học về chương trình, chương trình có đáp ứng với nhu cầu người học, chương trình có thể nâng cao hiểu biết của người học, chương trình có thể cải thiện được thái độ của người học.
      – Năng lực tối thiểu của người học: Người học cần đạt được những kỹ năng và kiến thức cần thiết đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của thị trường lao động lao động.
        – Ấn tượng của chương trình: Người học cảm thấy chương trình đào tạo là hữu ích.
          Mô hình đánh giá CIPP là kết hợp cả hình thức đánh giá ban đầu (formative) và đánh giá tổng thể (summative). Điểm mạnh của mô hình đánh giá này là cung cấp một công cụ đơn giản và dễ dùng để giúp các nhà đánh giá có được câu trả lời quan trọng. Mô hình đánh giá CIPP hỗ trợ cho việc ra các quyết định có liên quan tới chương trình đào tạo nhằm giúp việc triển khai chương trình một cách hiệu quả và đảm bảo chương trình đạt chất lượng cao nhất, qua đó đạt được mục tiêu đào tạo đề ra.

Mô hình CIPP trong đánh giá hiệu quả sau đào tạo

3. Ưu, nhược điểm của mô hình đánh giá CIPP.

* Ưu điểm của mô hình đánh giá CIPP.

        –  Mô hình đánh giá CIPP định hướng quản trị và giúp nhà đánh giá đưa ra các quyết định có liên quan tới chương trình.
        – Mô hình  CIPP đánh giá đã kết hợp được cả hình thức đánh giá ban đầu và đánh giá tổng thể trong cùng một đánh giá. Việc kết hợp cả hai hình thức đánh giá này sẽ giúp người đánh giá có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định điều chỉnh chương trình, quá trình triển khai để hướng tới một chương trình hoàn thiện và hiệu quả nhất.
       – Quy trình đánh giá của mô hình CIPP là rất rõ ràng và cụ thể theo từng giai đoạn khác nhau. Do đó, người đánh giá và các bên liên quan có thể dễ dàng làm theo và thực hiện công tác đánh giá.

* Nhược điểm của mô hình đánh giá CIPP

       – Mô hình CIPP gây mất rất nhiều thời gian để thu thập thông tin và cần lượng lớn thông tin để có thể đánh giá đầy đủ cũng như hỗ trợ đưa ra quyết định.
      – Để đánh giá chương trình đào tạo theo mô hình CIPP đạt được hiệu quả thì đòi hỏi phải lên kế hoạch chi tiết và cụ thể.
          Mô hình CIPP coi trọng việc đánh giá theo mục tiêu và tạo điều kiện để xác lập mục tiêu phù hợp hơn với nhu cầu phát triển xã hội. Đồng thời thông qua việc đánh giá các điều kiện thực thi, quá trình thực thi, các nhà quản lí đào tạo kịp thời điều chỉnh những điểm yếu và giúp hoạt động giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, anh, chị có thể tham khảo thêm một số mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo khác tại:

          Mô hình đánh giá CIPP là mô hình đánh giá ở nhiều giai đoạn khác nhau từ lúc thiết kế chương trình, triển khai chương trình tới sau khi kết thúc chương trình. Qua đó, đánh giá được rõ nét nhu cầu, mục tiêu của chương trình thông qua công tác đánh giá đầu vào, đánh giá việc tổ chức bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm tổng thể. Và việc lựa chọn một mô hình đánh giá chương trình đào tạo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau bao gồm mục tiêu đánh giá, thời điểm đánh giá, ngân sách cho công tác đánh giá, đối tượng tham gia đánh giá và mức độ yêu cầu của kết quả đánh giá.

HRDC sưu tầm và chia sẻ.

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Dolphin Plaza – 28 Trần Bình – P. Mỹ Đình 2 – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

2. Các phép đo chỉ số của CIPP Model.


Did you mean 2. Những chỉ số đo lường của Mô hình CAPM.

Tin liên quan

Hrdc Logo Web