4 câu chuyện kinh điển về Tư duy ngược giúp bạn lật ngược tình thế

4 câu chuyện kinh điển về Tư duy ngược giúp bạn lật ngược tình thế

Có đôi khi, bất kể bạn suy nghĩ thế nào cũng không thể thông suốt, nhưng chỉ cần thay đổi phương thức tư duy, bạn sẽ đột nhiên sáng tỏ, thu hoạch được những kết quả không ngờ.

Bài viết này tổng hợp những mẩu chuyện kinh điển về tư duy ngược giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về sức mạnh của kỹ năng này. 

Tư duy ngược, lật lại vấn đề để giải quyết

Tìm lại điện thoại bị mất cắp: Sử dụng tư duy ngược để suy nghĩ, nhiều vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng.

Một cậu bạn bị trộm điện thoại di động ở gần ga tàu liền nhờ một người bạn nhắn vào điện thoại di động đó như sau: “Anh ơi, tàu sắp rời bến rồi, em đợi anh không được nên đi trước nhé. Lần trước thiếu nợ anh 200 đô, em đặt trong tủ A21 ở ga tàu, mã số là 1685”.

Nửa tiếng sau, tên trộm điện thoại đã bị bắt sống trước tủ A21 trong khu nhà ga xe lửa. Sử dụng tư duy ngược để suy nghĩ, nhiều vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng.

Thay vì hoảng loạn và loay hoay tìm kiếm, cậu bạn trong câu chuyện đã sử dụng tư duy ngược để đặt bẫy cho tên trộm. Bằng cách giả vờ là chủ nhân của chiếc điện thoại, cậu đã dụ dỗ tên trộm đến nơi hẹn và dễ dàng bắt giữ hắn.

Cách đòi nợ tài tình: Tư duy ngược khuyến khích suy nghĩ theo những cách mới mẻ, độc đáo, từ đó khơi nguồn cảm hứng và thúc đẩy sự sáng tạo.

Một thương nhân đã vay của Hassan 2000 đô, có viết giấy biên nhận đàng hoàng. Thế nhưng, gần tới ngày trả nợ Hassan bỗng phát hiện giấy nợ đã bị mất, việc này khiến ông hết sức lo lắng. Bởi lẽ ông biết, một khi giấy nợ không còn thì người vay có thể sẽ quỵt tiền.

Bạn của Hassan sau khi biết chuyện đã nói với ông rằng hãy viết thư gửi cho thương nhân kia, nói với anh ta rằng đến thời hạn thì phải trả 2500 đô mà anh ta đã vay.

Hassan nghe xong không hiểu: “Tôi mất giấy nợ rồi, giờ 2000 còn không biết có đòi được không, làm sao mà lại bảo anh ta trả 2500 được?”. Bạn của Hassan nói ông cứ làm theo mình, nhất định sẽ có hiệu quả.

Sau khi thư được gửi đi, Hassan rất nhanh nhận được thư phản hồi, người thương nhân vay tiền viết trong thư rằng: “Tôi vay ông 2000 đô chứ không phải 2500 đô, tới khi đó nhất định sẽ trả đúng hẹn”.

Khi giấy nợ bị mất, Hassan tưởng chừng như đã mất đi hy vọng đòi lại số tiền của mình. Tuy nhiên, nhờ vào lời khuyên của người bạn, anh đã sử dụng tư duy ngược để “gài bẫy” con nợ. Việc yêu cầu con nợ trả số tiền lớn hơn số tiền thực sự đã vay đã khiến hắn ta hoảng sợ và buộc phải thừa nhận khoản nợ ban đầu.

Đuổi khéo: Tư duy ngược đưa con người vượt ra khỏi những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề truyền thống

Hình ảnh ông lão thảnh thơi thư giãn sau khi sử dụng tư duy ngược để đám trẻ tự giãn ra

Có một ông lão thích yên tĩnh. Nhưng khu vực xung quanh nhà ông luôn có trẻ em tới chạy chơi. Điều này khiến ông cảm thấy rất phiền phức.

Ông nghĩ ra một cách, ông gọi lũ trẻ lại và nói: “Chỗ ta vốn rất yên tĩnh. Cảm ơn các cháu đã tới khuấy động làm không khí thêm vui vẻ. Ta thưởng cho mỗi đứa 3 cây kẹo“. Lũ trẻ rất vui vẻ. Mỗi ngày đều tới đây chơi.

Vài ngày sau, ông chỉ cho mỗi đứa 2 cây kẹo, rồi 1 cây. Dần dần không còn cho chúng nữa. Lũ trẻ vừa buồn bực vừa giận dỗi nói: Bọn cháu không thèm tới đây góp vui cho ông nữa.

Thế là ông lão lại có lại được không gian yên tĩnh như mình mong muốn.

Ông lão trong câu chuyện đã khéo léo sử dụng chiến thuật “mưa dưa dần thấm lâu” để xua đuổi những đứa trẻ hay đến quấy phá sự yên tĩnh của mình. Bằng cách ban đầu hào phóng khen ngợi và thưởng cho lũ trẻ, sau đó dần dần giảm bớt “phần thưởng”, ông đã khiến lũ trẻ tự chán nản và không còn muốn đến chơi tại nhà ông nữa.

Cuốn sách chung: Tư duy ngược thúc đẩy giải pháp sáng tạo và đột  phá

Một nhân viên bán hàng nói với một người tới mua hàng rằng: “Chị à, ở đây chúng em có quyển sách tên là “500 lí do của đàn ông khi về muộn”. Chị nhất định phải mua nó.

Người mua hàng cười nói: “Tại sao?

Người nhân viên bình tĩnh nói: “Vì chồng chị cũng mua quyển này.

Nhân viên bán hàng trong câu chuyện đã sử dụng tư duy ngược để kích thích sự tò mò của khách hàng. Thay vì trực tiếp giới thiệu cuốn sách, anh ta lại đưa ra một lý do khiến khách hàng “phải” mua nó. Nhờ chiến thuật “tung hê” người chồng, anh ta đã thành công trong việc bán được sách.

Có thể thấy từ những mẩu truyện vừa rồi, tư duy ngược là một một công cụ đắc lực trong cuộc sống. Nó giúp ta có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó tìm ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả. Hãy rèn luyện tư duy ngược để có thể mở ra cánh cửa đến một thế giới mới, nơi bạn có thể giải quyết mọi vấn đề một cách dễ dàng hơn.

HRDC sưu tầm và chia sẻ.
—–

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Dolphin Plaza – 28 Trần Bình – P. Mỹ Đình 2 – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

 

 

 

Tin liên quan

Hrdc Logo Web