Mô hình Kaufman trong đánh giá hiệu quả sau đào tạo

Mô hình Kaufman trong đánh giá hiệu quả sau đào tạo

          Mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo của Kaufman là mô hình được phát triển từ mô hình 4 cấp độ của Kirkpatrick. 

1. Khái niệm Mô hình Kaufman.

                     Mô hình đánh giá hiệu quả 5 cấp độ của Kaufman được phát triển từ mô hình 4 cấp độ của Kirkpatrick. Điểm mới trong mô hình Kaufman đó là đã chia cấp độ 1 của mô hình Kirkpatrick thành 2 mức bao gồm đầu vào và quá trình; nhóm cấp độ 2 và 3 trong mô hình Kirkpatrick thành 1 cấp độ gọi tên là micro và thêm cấp độ độ 5 là cấp độ Mega.

 

Thêm Tiêu đề Phụ

 2. Các cấp độ đo lường của mô hình Kaufman.

1. Cấp độ 1 – Input.

            Ở cấp độ 1 – Input, mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo Kaufman tập trung vào đánh giá sự sẵn có của các nguồn lực cũng như chất lượng của các nguồn lực để triển khai chương trình đào tạo.

2. Cấp độ 2 – Process.

            Ở cấp độ 2 – Process, mô hình đánh giá Kaufman muốn đánh giá xem là các bước triển khai chương trình có được ủng hộ và đạt hiệu quả hay không. Ở cấp độ này, mô hình đánh giá quan tâm tới trải nghiệm học tập của người học.

3. Cấp độ 3 – Micro.

            Ở cấp độ 3 – Micro, mô hình đánh giá Kaufman đánh giá mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo tới một nhóm nhỏ hay tới các cá nhân. Thông thường thì mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo sẽ dựa trên mức độ ảnh hưởng của chương trình tới người học và mô hình Kaufman cũng vậy. Liệu người học đạt được những kết quả gì sau khi tham gia vào chương trình đào tạo và họ có vận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã qua đào tạo vào trong công việc của họ hay không.

4. Cấp độ 4 – Macro.

            Ở cấp độ 4 – Macro, mô hình đánh giá Kaufman quan tâm đánh giá mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo tới các tổ chức có liên quan như đánh giá chi phí/ lợi ích có được với những cải tiến của chương trình đào tạo.

5. Cấp độ 5 – Mega.

            Ở cấp độ 5 – Mega, mô hình đánh giá Kaufman quan tâm đánh giá mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo tới xã hội như những đóng góp của người học cho xã hội sau khi đã tham gia vào chương trình đào tạo.

Mô hình Kaufman

3. Ưu, nhược điểm của Mô hình Kaufman.

3.1 Ưu điểm của mô hình đánh giá Kaufman

            – So với mô hình đánh giá Kirkpatrick, thì mô hình đánh giá Kaufman không chỉ quan tâm tới sự hài lòng của người học mà còn quan tâm tới các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người học.

            – Mô hình Kaufman không chỉ quan tâm mức độ ảnh hưởng của chương trình tới người học và các tổ chức mà còn quan tâm tới cả những ảnh hưởng của chương trình đối với xã hội nói chung.

3.2 Nhược điểm của mô hình đánh giá Kaufman

            – Nếu các bên tham gia vào đánh giá theo mô hình Kaufman mà không hợp tác và cung cấp chính xác thông tin thì kết quả đánh giá sẽ không phản ánh được chính xác mức độ ảnh hưởng kết quả đánh giá.

 

Có thể thấy rằng mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo của Kaufman đã bổ sung thêm những nội dung hữu ích liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của học viên và tác động của chương trình đào tạo tới doanh nghiệp và xã hội. Điều này góp phần đưa đến góc nhìn tổng quan hơn về hiệu quả của chương trình đào tạo trên thực tế. Đồng

Ngoài ra, anh, chị có thể tham khảo một số mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo khác như:

 

HRDC sưu tầm và chia sẻ.

Nguồn: Nghiên cứu một số mô hình đánh giá chương trình đào tạo (ĐH Kiểm sát Hà Nội).

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Dolphin Plaza – 28 Trần Bình – P. Mỹ Đình 2 – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

Tin liên quan

Hrdc Logo Web

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.