Mô hình R.O.I trong đánh giá hiệu quả sau đào tạo
Để khắc phục hạn chế của mô hình 4 cấp độ trong đánh giá hiệu quả sau đào tạo của Kirkpatrick, Jack Phillips – Chủ tịch viện ROI – Nơi cung cấp dịch vụ đo lường, phân tích và đánh giá tác động của đào tạo đã phát triển thêm mức độ 5: Đánh giá bằng Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (Return on Investment) viết tắt là R.O.I. Việc đo lường theo chỉ số R.O.I là một công cụ hữu ích để đánh giá các quyết định đầu tư trong quá khứ và dự đoán cho những quyết định tương lai.
1. Khái niệm mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo: Mô hình R.O.I
R.O.I (Return on Investment) nghĩa là Chỉ số hoàn vốn đầu tư. R.O.I thường được định nghĩa là một thước đo hiệu suất, được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh hiệu quả của một số khoản đầu tư khác nhau. R.O.I đo lường trực tiếp số tiền hoàn vốn trên một khoản đầu tư cụ thể, liên quan đến chi phí đầu tư. Trong phạm vi đào tạo, chỉ số R.O.I được sử dụng để đánh giá hiệu quả của khoản chi đầu tư đào tạo mà doanh nghiệp đã thực hiện.
2. Các nội dung được đo lường khi áp dụng mô hình R.O.I trong đo lường hiệu quả sau đào tạo.
Tỉ lệ hoàn vốn trong đầu tư, R.O.I, được dùng đo lường đánh giá kết quả đào tạo nhân viên hiệu quả. Để đánh giá kết quả sau đào tạo, mô hình R.O.I doanh nghiệp sẽ thu lời được bao nhiêu từ chương trình đào tạo hãy tập trung vào:
- Học phí khóa học
- Chi phí cơ sở hạ tầng
- Tiền lương nhân viên tính trong phí khóa học
- Đo lường hiệu quả cải thiện kinh doanh (tỷ lệ chuyển đổi điện thoại thành đơn hàng, trước và sau khi đào tạo nhân viên,…)
- Xem xét lợi ích tài chính dài hạn khi đầu tư đào tạo trực tuyến (3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…
3. Công thức tính chỉ số R.O.I
Công thức tính chỉ số R.O.I như sau: (Tổng lợi ích – Tổng chi phí)/Tổng chi phí
4. Ưu, nhược điểm của Mô hình đánh giá sau đào tạo : Mô hình R.O.I
4.1 Ưu điểm
- R.O.I giúp cho doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng đối với việc xây dựng, phát triển doanh nghiệp, phát triển con người.
- R.O.I giúp thể rõ ràng và thể hiện cụ thể những hiệu quả sẽ thu được trong việc đầu tư vào đào tạo.
- R.O.I giúp cho doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng quan khi làm thực hiện công tác đào tạo, phát triển, đồng thời cũng dễ dàng trong việc so sánh các chỉ số.
- Hình thức tính toán ở trong mô hình R.O.I cũng vô cùng đơn giản.
4.2 Nhược điểm
- Mô hình R.O.I không thể hiện được tầm nhìn dài hạn;
- Việc so sánh chỉ số R.O.I đôi khi chỉ đem lại cho doanh nghiệp một kết quả mang tính tương đối.
- Chỉ số R.O.I cũng không thể cho doanh nghiệp nhìn thấy được nguyên nhân tại sao hiệu quả của việc đào tạo thấp hoặc cao.
- Để tính được R.O.I, thì cần phải cơ sở thêm các công cụ phụ trợ mới hiệu quả hơn (đó công cụ cho thấy sự hiệu quả hơn trong tính toán lợi nhuận).
Mô hình R.O.I là một mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo tương đối phổ biến. Tuy nhiên, chỉ số R.O.I thu về thường không đánh giá được chính xác những hiệu quả đào tạo, bởi nhiều nội dung trong đào tạo khó đo lường cụ thể bằng các chỉ số. Do đó, doanh nghiệp nên linh hoạt kết hợp mô hình R.O.I và các mô hình đo lường đào tạo khác như Kirkpatrick, CIPP…để thu về kết quả tổng quan nhất.
Ngoài ra, anh, chị có thể tham khảo thêm các mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo khác tại:
- Tìm hiểu mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo: Mô hình Kaufman
- Tìm hiểu mô hình đánh giá hiệu quả sau đào tạo: Mô hình CIPP
- Tìm hiểu mô hình Đánh giá hiệu quả sau đào tạo: Mô hình đánh giá Kirkpatrick
HRDC sưu tầm và chia sẻ.
Nguồn tổng hợp từ BaseVN, HRD & VietED.
CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ – HRDC
-
Địa chỉ: Dolphin Plaza – 28 Trần Bình – P. Mỹ Đình 2 – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
-
Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
-
Email: connect@hrdc.com.vn