Gamification và ứng dụng Gamification trong đào tạo (Phần 1).

Gamification và ứng dụng Gamification

trong đào tạo (Phần 1).

              Những năm gần đây, Gamification đã và đang trở thành một “buzz-words” trong nhiều lĩnh vực khác nhau như marketing, product design, software product development, training…và thậm chí trong cả quản lý và điều hành doanh nghiệp (Enterprise game). Vậy Gamification là gì? Hãy cùng HRDC khám phá việc ứng dụng Gamification trong đào tạo nhé!

1. Khái niệm Gamification.

              Có thể hiểu đơn giản, Gamification là việc ứng dụng các thành phần như nguyên lý, thành tố trong thiết kế của Game (Game’s elements) vào trong các lĩnh vực khác bên ngoài Game industry (thường dễ gây nhàm chán) với mục đích khiến những người tham gia cảm thấy hào hứng và tương tác nhiều hơn.

         

Gamification Concept Illustration

     

        Gamification đặt cảm hứng của con người lên trên tất cả các yếu tố khác. Về bản chất, gamification chính là lối thiết kế sản phẩm tập trung vào con người (Human-focused design) thay vì tập trung vào các tính năng (Function-focused design) nhằm tận dụng tối ưu sự phấn khích của người dùng, người tham gia.

        Hầu hết các hệ thống từ phần mềm, ứng dụng cho tới giáo dục, y tế,… chúng ta thường tiếp xúc hiện nay đều được thiết kế theo hướng tập trung vào tính năng, cốt để giải quyết xong được một số tác vụ, vấn đề nhất định chứ không quá để mắt tới yếu tố hứng khởi của người dùng, người tham gia. Trong khi đó, lối thiết kế tập trung vào con người với ý thức sâu sắc về cảm xúc, động lực thúc đẩy và những lý do con người ta muốn hay không muốn làm điều gì đó lại cho rằng các sản phẩm, chương trình được thiết kế nên đánh thẳng những động lực, cảm xúc này để mê hoặc được người dùng ở mức độ cao nhất.

        Chính vì vậy mà những người thiết kế theo hướng này thường học hỏi những thành tố, cơ chế trong game (game elements and techniques). Lý do đơn giản là bởi game từ trước đến nay vốn thường được thiết kế ra với mục đích giải trí và khiến người chơi vui vẻ khi tham gia. Trải qua hàng chục năm phát triển, các trò game đã trở thành bậc thầy trong việc trong việc thu hút và tạo hứng khởi cho những người tham gia. Hãy tưởng tượng nếu một ứng dụng, phần mềm giáo dục hay một chiến dịch marketing có thể gây nghiện người dùng như các trò game và biến họ từ user thành player thì chúng sẽ thành công đến mức nào?

2. Gamification và câu chuyện ứng dụng Gamification trong đào tạo.

         Khi được ứng dụng một cách tinh tế và sáng tạo, gamification có thể đem lại nhiều lợi ích lớn lao trong rất nhiều lĩnh vực bởi khả năng thổi lên niềm hứng khởi và vận dụng các động lực thúc đẩy hành vi con người của nó. Thấu hiểu được điều này, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân sự, đào tạo đã tận dụng những ưu điểm của Gamification để thu hút và định hướng người học đến những mục tiêu, kiến thức cần truyền tải.

        Đào tạo thông qua trò chơi, hay thường được gọi là Game đào tạo (Gamification) là việc áp dụng các yếu tố điển hình của game (như luật chơi, ghi điểm, tính cạnh tranh,…) vào các lĩnh vực hoạt động khác, đặc biệt nhằm thu hút người chơi trong việc giải quyết vấn đề. Ngoài việc tăng cường kết quả của đào tạo, thì trò chơi là một hình thức học tập sáng tạo, tích cực.

         Bà Jane McGonigal – một nhà phát triển cho trò chơi nổi tiếng cũng cho rằng “trò chơi không phải là một công cụ để thoát ly thực tại mà là một cách ứng dụng vào bản thân mình. Các cá nhân đã làm việc hiệu quả và hợp tác trong trò chơi”. Chơi một trò chơi cũng giống như khi ta làm việc hoặc ra trận, mọi người mọi hoạt động đều phải được phối hợp chặt chẽ, vì lợi ích chung và cùng nhau giành chiến thắng.

        Việc ứng dụng Gamification trong đào tạo cần chú trọng chính là thấu hiểu học viên cũng như những động cơ có thể hướng hành vi của họ theo cách mà người đào tạo hoặc thiết kế gamification mong muốn.

       Mục tiêu hướng đến của phương pháp này chính là quá trình chứ không phải kết quả. Những gì giáo viên, người tạo ra trò chơi muốn những người tham gia có được chính là cách họ nhìn nhận vấn đề và giải quyết chứ không phải kết quả cao.

       Gamification tác động trực tiếp đến sự tham gia và động cơ, gián tiếp dẫn đến việc hình thành thêm kiến thức và kỹ năng cho học viên. Đào tạo thông qua trò chơi luôn khuyến khích học viên hướng tới hành động, từ đó làm tăng kỹ năng và thúc đẩy sự ghi nhớ, nâng cao kiến thức của họ. Mục đích của ứng dụng trò chơi vào đào tạo (Gamification) sẽ nhằm:

  • Gắn kết với học viên tốt hơn (engagement), thu hẹp khoảng cách giữa các học viên và giữa giảng viên với học viên một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất.
  • Tạo ra động lực kích thích, tâm lý tò mò và hứng thú cho học viên tham gia vào hoạt động của các chương trình thông qua các mô thức tâm lý học hành vi.
  • Truyền tải hiệu quả những nội dung, thông điệp bài học qua việc đúc kết ý nghĩa của game.
  • Tạo không khí thoải mái, vui vẻ giúp học viên chủ động tiếp nhận kiến thức.

           Gamification là một phương thức đào tạo cực kỳ hiệu quả. Do đó, việc khai thác Gamification nói chung và Gamifiction trong đào tạo nói riêng luôn cần được sử dụng đúng mục tích, phù hợp với các môi trường và hình thức giảng dạy khác nhau.

(còn tiếp)

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết về các chủ đề liên quan: 

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN SỰ  – HRDC

  • Địa chỉ: Dolphin Plaza – 28 Trần Bình – P. Mỹ Đình 2 – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Hotline hỗ trợ: 0866 566 366/ 0326 521 587
  • Email: connect@hrdc.com.vn

Tin liên quan

Hrdc Logo Web

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.